Viêm họng và những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) khi điều trị viêm họng

Viêm họng là tình trạng gây đau khó nuốt, ngứa, khô rát, khó chịu ở họng thường gặp khi nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn, trong đó nhiễm vi-rút chiếm khoảng 80% các trường hợp viêm họng ở người lớn

14-03-2023


CHIA SẺ BÀI VIẾT

Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng gây đau khó nuốt, ngứa, khô rát, khó chịu ở họng thường gặp khi nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn, trong đó nhiễm vi-rút chiếm khoảng 80% các trường hợp viêm họng ở người lớn.1-3

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là gì?

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là một nhóm các thuốc không có cấu trúc steroid có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.4,5 Hiện nay, đã có khoảng 20 thuốc thuộc nhóm NSAID được biết đến như ibuprofen, naproxen, acid mefenamic, …6

Với tác dụng kháng viêm, giảm đau, các thuốc nhóm NSAID có thể được sử dụng trong điều trị triệu chứng viêm họng, giúp giảm đau họng.7,8 Những thuốc này được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như viên ngậm, viên nén, thuốc xịt,…

NSAID có thể được sử dụng trong điều trị viêm họng

NSAID có thể được sử dụng trong điều trị viêm họng

Một số viên ngậm điều trị viêm họng

Một số viên ngậm điều trị viêm họng

Ưu điểm của viên ngậm kháng viêm không steroid (NSAID)

  • Phân bố tại chỗ
  • Giảm đau
  • Kháng viêm
  • Làm dịu
  • Liều thấp, ít nguy cơ tác dụng phụ

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hay viên ngậm kháng viêm không steroid (NSAID)

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc NSAID, thông báo và tư vấn với nhân viên y tế một số vấn đề về sức khỏe trước khi sử dụng thuốc như:10,11

  • Có các vấn đề về xuất huyết hoặc huyết khối
  • Có tiền sử xuất huyết tiêu hóa hoặc loét đường tiêu hóa
  • Đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ
  • Tất cả các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt vấn đề ở tiêu hóa, tim mạch, chức năng thận
  • Các thuốc/thực phẩm chức năng bổ sung đang sử dụng

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc NSAID:10-12

  • Uống thuốc sau khi ăn no và uống với nhiều nước
  • Sử dụng thuốc theo thời gian được nhân viên y tế hướng dẫn/kê đơn
  • Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng thuốc ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể đối với các thuốc NSAID, không phải aspirin, dùng đường toàn thân

Ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo với nhân viên y tế khi xuất hiện các vấn đề sau:10,11

  • Buồn nôn nghiêm trọng, ợ nóng hoặc đau bụng
  • Đi tiêu phân đen hoặc có lẫn máu
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra các chất như bã cà phê
  • Chảy máu mũi tái lại nhiều lần hoặc chảy máu ở miệng, nướu hoặc các xuất huyết bất thường khác
  • Vết bầm dễ xuất hiện và nghiêm trọng
  • Nổi mề đay hoặc sưng mặt, mí mắt, miệng, môi, lưỡi
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Đau ngực
  • Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Lượng nước tiểu giảm đột ngột
  • Co giật, động kinh
  • Tăng huyết áp
  • Đột ngột tê hoặc yếu người ở 1 phần hoặc 1 bên cơ thể
  • Đột ngột nói lắp

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không thay thế ý kiến tham vấn của Chuyên viên y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Tài liệu tham khảo:

  1. McNally D et al. Int J Clin Pract. 2010 Jan; 64(2):194-207
  2. NHS, Sore Throat.
  3. Healthline, Pharyngitis.
  4. Wongrakpanich S et al. Aging Dis. 2018; 9(1):143-150
  5. Meara AS, Simon LS. Pain Med. 2013; 14 Suppl 1:S3-S10
  6. Ghlichloo I, Gerriets V. Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs (NSAIDs). 2020 May 18. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2020 Jan–. PMID: 31613522
  7. Kenealy T. BMJ Clin Evid. 2007; 2007:1509
  8. ESCMID Sore Throat Guideline Group, Pelucchi C et al. Clin Microbiol Infect. 2012 Apr; 18 Suppl 1:1-28
  9. Venekamp_RP et al. Cochrane Database of Systematic Reviews 2020, Issue 8. Art. No.: CD013709
  10. FDA, NSAID can cause heart attacks or strokes.
  11. Swedish.org, Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs (NSAIDs).
  12. http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/VanBanPhapQuy/QLD%205749%20NSAIDs.pdf

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

Đau họng nặng

Lưu ý cần biết khi dùng kháng sinh trị viêm họng

Những lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị đau họng và những cách giảm đau họng khác không cần dùng kháng sinh

Đau họng nặng

Giảm thiểu nguy cơ đề kháng kháng sinh khi điều trị đau họng

Đề kháng kháng sinh diễn ra khi vi khuẩn thích nghi và chống lại thuốc kháng sinh để bảo vệ “sự sống còn” của mình, làm thuốc kháng sinh trở nên vô hiệu.

Đau họng nặng

Đâu là cách điều trị đau họng an toàn & hiệu quả

Mặc dù 80% trường hợp đau họng là virus và thường sẽ tự khỏi sau 3 -7 ngày, vì thế ưu tiên trong điều trị đau họng là giảm triệu chứng.

Đau họng nặng

Đau họng khi nào cần đi khám?

Bạn nên đi khám nếu có các triệu chứng như sốt cao hơn 38 độ, đau họng không cải thiện, kéo dài hơn 1 tuần, khó nuốt, khó thở, …

Đau họng nặng

3 triệu chứng đau họng thường gặp và cách điều trị

Đau họng xảy ra khi cổ họng hay vòm họng bị viêm. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng Sưng, Đau, Khó Nuốt.